“Những con đường tơ lụa – Một lịch sử mới về thế giới” (Tựa gốc: The Silk Roads: A New History of the World) xuất bản vào năm 2015 và trở thành hiện tượng phát hành.
Cuốn sách của Peter Frankopan tổ chức và sắp xếp lại những hiểu biết của người đọc về thế giới bằng cách nhìn từ phương Đông
Trong cái nhìn Đông phương luận, phương Đông từng bị xem là vùng kém phát triển hơn phương Tây, bị lãng quên trong lịch sử chủ lưu nhưng nơi đây lại là cái nôi của những nền văn minh lớn.
Khái niệm “phương Đông” được hiểu là phạm vi từ Đông Âu qua Trung Á rồi tiến sâu vào Trung Quốc và Ấn Độ; nắm giữ vị trí trung tâm trong các hoạt động chính trị, thương mại, văn hóa toàn cầu và định hình nên thế giới hiện đại.
Những “con đường tơ lụa” ở phương Đông không chỉ là dòng chảy hàng hóa, tư tưởng, tôn giáo, bệnh tật… mà còn là sự trỗi dậy và sụp đổ của các đế quốc; sự truyền bá của những tôn giáo lớn trên toàn cầu: Phật giáo, Kitô giáo, Khổng giáo, Hồi giáo…
Năm 2018, Những con đường tơ lụa được mệnh danh là một trong 25 cuốn sách có tầm ảnh hưởng nhất được dịch sang tiếng Trung Quốc trong vòng 40 năm qua, bên cạnh các tuyệt tác kinh điển khác như Trăm năm cô đơn, Kiêu hãnh và định kiến, Bắt trẻ đồng xanh và Đại gia Gatsby.
Cho đến nay, cuốn sách được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ trên toàn thế giới và đã tiêu thụ được hơn 1,5 triệu bản bởi hàm lượng tri thức đáng kinh ngạc được viết với một ngôn ngữ cực kỳ hấp dẫn.Share and enjoy!